Top 5 phần mềm máy ảo cho MacBook tốt nhất 2023

QBlog

Có rất nhiều chương trình hay phần mềm quan trọng chỉ có phiên bản dành riêng cho hệ điều hành Windows. Vì thế, với người dùng hệ điều hành iOS, họ thường giả lập Windows ngay trên chính MacBook của mình. Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho bạn top 5 phần mềm máy ảo tốt nhất cho MacBook. Cùng QMac theo dõi nhé!

VMware Fusion 13

Bản cập nhật Fusion 13 cùng với thiết bị ảo TPM 2.0 có tính năng chính là hỗ trợ riêng cho ARM. Đây là yêu cầu của Windows 11. Trước phiên bản 13, Fusion 12 đã thêm hỗ trợ cho đồ họa 3D bằng cả DirectX 11 và OpenGL. Điều này giúp người dùng Fusion truy cập vào nhiều loại trò chơi Windows hơn, cũng như nhiều ứng dụng thiết kế và đồ họa chuyên nghiệp hơn. Bên cạnh đó, Fusion 12 đã thêm hỗ trợ cho eGPU – GPU bên ngoài – có thể được sử dụng để tăng hiệu suất đồ họa trong máy ảo của bạn. Tuy nhiên, eGPU không được máy Mac dòng M hỗ trợ.

Đồng thời với việc ra mắt Fusion 12, VMware cũng thông báo sẽ phát hành phiên bản miễn phí của chương trình – mang tên Fusion Player. Chương trình này chỉ dành cho mục đích cá nhân, cho người dùng gia đình và sinh viên và hoàn toàn miễn phí.

Parallels Desktop 18

Parallels Desktop được cập nhật liên tục nhằm trùng với thời điểm ra mắt các phiên bản macOS mới nhất.  Trên thực tế, phiên bản Parallels Desktop 18 đã tương thích với macOS Ventura trước cả khi Ventura ra mắt.

Không chỉ tương thích với Ventura, phần mềm còn tương thích với phiên bản Windows 11 mới nhất. Đây là một tin tuyệt vời cho những người đang sử dụng dòng Mac Intel. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là đối với các máy Mac dòng M1 và M2 thì sẽ như thế nào? Đừng lo lắng, Parallels đã được Microsoft xác nhận để chạy phiên bản ARM của Windows trên máy Mac M1 và M2.

Bên cạnh đó, Parallels tuyên bố rằng Windows On ARM hiện cho phép bạn chạy hầu hết các phần mềm và ứng dụng cũ vốn được viết cho phiên bản Windows của Intel. Vì thế, bạn sẽ không gặp bất kỳ sự cố tương thích nào khi chạy máy ảo Windows On ARM trên máy Mac của mình.

CrossOver 22

CrossOver 22 giúp bạn chạy nhiều phần mềm, chương trình Windows khác nhau trện MacBook của bạn mà không cần cài đặt phiên bản Windows đầy đủ.  Tuy nhiên, CrossOver 22 chỉ cho phép bạn dùng thử 14 ngày. Nếu muốn tiếp tục, bạn sẽ phải trả phí cho phần mềm. CrossOver luôn hướng đến mục tiêu thân thiện với người dùng hơn. Hiện bản cập nhật v22.0 đã có giao diện người dùng giống máy Mac hơn và cung cấp nhiều trợ giúp hơn trong việc cài đặt nhiều ứng dụng Windows.

Một điểm bạn cần lưu ý đó chính là, CrossOver 22 chỉ tương thích với Mac Intel. Với Mac M1, bạn cần sử dụng thông qua Rosetta.

Windows 365 Cloud PC

Windows 365 (ra mắt vào tháng 7 năm 2021) là đối thủ mạnh của các chương trình ảo hóa truyền thống như Parallels Desktop và VMware Fusion. Tuy nhiên, hiện tại, Windows 365 có giá thành cao và chủ yếu nhắm đến người dùng là các doanh nghiệp lớn. Các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ hơn có xu hướng sử dụng Parallels và Fusion.

Microsoft mô tả Windows 365 là một Cloud PC, nhưng về phần kĩ thuật Windows 365 vẫn là một dạng máy ảo.  Parallels và Fusion tạo ra các máy ảo được lưu trữ cục bộ trên chính máy Mac của bạn. Đồng thời, các máy ảo này dựa vào sức mạnh bộ xử lý, bộ nhớ và bộ lưu trữ của chính máy Mac của bạn để chạy các ứng dụng Windows và Windows.

Trong khi đó, Windows 365 tạo một máy ảo được lưu trữ trên đám mây và chạy trên các máy chủ của chính Microsoft. Sau đó, hình ảnh video từ Cloud trên PC sẽ được truyền trực tuyến tới máy Mac của bạn – hoặc bất kỳ thiết bị nào khác, chẳng hạn như iPad hoặc thậm chí một PC Windows khác – thông qua kết nối băng thông rộng của bạn.

Apple Boot Camp

Boot Camp là một hệ thống khởi động kép đơn giản cho phép bạn khởi động máy Mac của mình bằng macOS hoặc Windows gốc (nhưng không đồng thời). Nhờ Boot Camp, máy Mac của bạn có thể hoạt động như một PC Windows. MacBook sẽ dành toàn bộ sức mạnh bộ xử lý cũng như bộ nhớ để chạy Windows và các ứng dụng Windows của bạn. Đặc biệt hơn, nếu bạn có một card đồ họa phù hợp, chiếc card này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc chạy các phần mềm Windows trên MacBook.

Tuy nhiên, khi sử dụng Boot Camp, bạn mất quyền truy cập vào tất cả các ứng dụng Mac của mình khi đang chạy Windows. Nếu bạn sử dụng Apple Mail cho email của mình thì bạn cần phải tắt Windows và Boot Camp. Đồng thời chuyển về macOS mỗi khi bạn muốn gửi hoặc nhận email. Các phiên bản trước của Boot Camp sẽ đảm bảo card đồ họa, bàn phím và chuột của bạn đều hoạt động đúng cách trong Windows. Mặt khác với phiên bản BootCamp 6.1 hiện tại khiến khách hàng cảm thấy khó khăn trong việc thiết lập cho MacBook của họ.

Trên đây, QMac Store đã mang đến cho bạn 5 phần mềm máy ảo dành cho MacBook tốt nhất năm 2023. Mỗi phần mềm đều mang một ưu và nhược điểm nhất định. QMac tin rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phần mềm để thiết lập hệ điều hành Windows ảo trên máy Mac của mình hơn. Đón xem những bài viết khác trên QMac Blog nhé!

Khách hàng nói về QMac Store

5 stars5 sao theo 95 người đánh giá

Xem thêm trên fanpage QmacStore

Call Nhắn tin